Tại sao phải xử lý nước cấp? Quy trình xử lý nước cấp như thế nào? Hãy cùng ECLIM Việt Nam tìm hiểu thông tin chi tiết về quá trình cũng như quy trình xử lý nước cấp sinh hoạt nhé!
Nền kinh tế đang ngày càng phát triển kéo theo đó là quá trình xây dựng các khu Đô thị, các công trình dân sinh (bệnh viện, trường học…) và các nhà máy sản xuất như chế biến thực phẩm, chế biến giầy da, thuộc da, may mặc, dệt nhuộm, xi mạ… Vì vậy nhu cầu xử lý nước thải, xây dựng hệ thống xử lý nước thải để bảo vệ Môi trường đang là vấn đề cần được cả xã hội quan tâm quan tâm.
Công ty Cổ phần Công nghiệp VIETGHA đã tạo dựng cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trường và được biết đến là một nhà thầu đầu ngành về lĩnh vực Hệ thống xử lý nước thải với năng lực thực hiện các dự án lớn như: nhà máy xử lý nước thải tập trung, hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất cho các khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, các bệnh viện, các nhà máy sản xuất.
Tại sao phải xử lý nước cấp sinh hoạt?
Ở nước ta, nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt chủ yếu được xử lý từ nguồn nước mặt từ các ao hồ, sông, suối... dẫn về các hộ dân, nhà máy, các khu công nghiệp. Nước khi chưa được xử lý sẽ bị nhiễm các chất độc hại, kim loại nặng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe sinh hoạt của người dân. Chính vì vậy, trước khi đưa vào sử dụng nước cần phải được xử lý qua nhiều công đoạn, xử lý hết các chất gây hại đến sức khỏe con người
Quy trình xử lý nước cấp sinh hoạt như thế nào?
Quy trình xử lý nước cấp sinh hoạt chia thành các bước sau:
Bước 1: Dùng Song chắn và làm thoáng
Nguồn nước sông, nước ngầm,.. được bơm vào bế chứa nước qua Song chắn. Song chắn có tác dụng ngăn chặn rác thải, các vật cản, cặn bã, bùn cát đi vào bể chứa nước
Tiếp đến quy trình làm thoáng là quá trình sục khí vào bể chưa nước nhằm giảm triệt để mùi, khử kim loại nặng như Mn, Fe và diệt một số loại vi khuẩn, làm tăng PH của nước.
Bước 2: Quá trình keo tụ và tạo bông cặn
Dùng hóa chất giúp kết dính các tạp chất ở dạng hòa tan có chứa trong nước thành các hạt lớn, lắng đọng xuống đáy bể và dính kết trên bề mặt của lớp vật liệu lọc
Thông thường, hóa chất dùng để kết dính các tạp chất có thể là phèn nhôm hoặc PAC
Bước 3: Bể lắng cát, loại bỏ bùn
Sau khi loại bỏ các tạp chất phía trên thì loại tiếp lớp bùn lắng đọng xuống dưới bằng máy bơm. Bùn sau khi hút ra ngoài được nén lại và dùng làm phân bón
Bước 4: Lọc bể cát chậm và lọc bể cát nhanh
Tiếp tục xử lý các vi sinh vật, tạp chất còn lại trong nguồn nước bằng nhiều công đoạn.
Bước 5: Khử trùng
Sử dụng hóa chất để loại bỏ vi khuẩn, vi sinh vạt trước khi đưa vào sử dụng sinh hoạt hàng ngày.
Các loại hóa chất có thể sử dụng có thể dùng Clo hoặc đèn UV, tuy nhiên Clo được ưu tiên số 1 vì hóa chất này rẻ mà hiệu quả lại rất cao
Bước 6: Nước sau khi đã xử lý hết cặn bẩn sẽ được đưa vào sử dụng
Như vậy, để có được nguồn nước sinh hoạt sạch sẽ, đạt tiêu chuẩn cần phải trải qua nhiều công đoạn xử lý.